Mu bàn tay bị nổi đốm nâu có nguy hiểm không?

Mu bàn tay bị nổi đốm nâu có nguy hiểm không?

Dưới tác động của ánh nắng mặt trời cùng với việc chăm sóc chưa đúng cách khiến làn da gặp phải tình trạng phỏng rộp, cháy đỏ và xuất hiện đốm nâu.

Trong nhiều trường hợp, mu bàn tay bị nổi đốm nâu bất thường chỉ sau 2-3 ngày du lịch biển, nguyên nhân là do đâu?

Trong bài viết này, cùng Be Nature tìm hiểu nguyên nhân sự xuất hiện các đốm nâu trên da, giải đáp câu hỏi: Da tay bị đốm nâu phải làm sao? Có nguy hiểm không?

Đốm nâu trên da là gì? Nguyên nhân đi biển về tay bị đốm nâu

Đồi mồi hay đốm nâu xuất hiện trên mu bàn tay là do sự phản ứng của các tế bào sản sinh hắc sắc tố melanin nhằm bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời, các tia UV có hại. Từ đó, hình thành nên các vùng da tối màu với những kích thước khác nhau.

Nấu mu bàn tay bị nổi đốm nâu với mật độ dày và nhiều. Điều này, đồng nghĩa với việc bạn đã mắc các bệnh lý về da như nám, tàn nhang, đồi mồi…

Có rất nhiều nguyên nhân hình thành đốm nâu trên da. Bên cạnh các yếu tố về di truyền, nội tiết tố không ổn định, chế độ dinh dưỡng, căng thẳng kéo dài, sử dụng nhiều mỹ phẩm hay chăm da không đúng cách… Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong một thời gian dài được xem là nguyên nhân chính khiến tay nổi đốm đen.

Bởi theo phân tích từ các chuyên gia da liễu, tia cực tím khi tác động trực tiếp lên da, cơ thể sẽ tự động gia tăng hắc tố Melanin để chống lại những tác động trực tiếp. Do đó, sau những chuyến du lịch biển là sự xuất hiện đốm đen trên mu bàn tay.

Vì thế, bên cạnh việc chú tâm đến chế độ ăn uống, chăm sóc da đúng cách. Các bạn trẻ cần thực hiện các biện pháp che chắn, bôi kem chống nắng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Mu bàn tay bị nổi đốm nâu nguy hiểm không?

Đốm nâu, nám da… là biểu hiện của quá trình lão hóa, tuổi tác. Tuy nhiên, đây cũng là tình trạng thường thấy và xuất hiện nhiều ở giới trẻ.

Trong một số trường hợp tay nổi đốm nâu không ngứa như đồi mồi. Đây có thể là triệu chứng của các khối u ác tính. Do đó, người bị không được chủ quan và cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

mu-ban-tay-bi-noi-dom-nau-1

Ngoài ra, còn có một số bệnh lý liên quan đến việc da xuất hiện đốm đen, đốm nâu như: Ung thư tế bào gai, ung thư tế bào đáy, ung thư da hắc tố… Theo đó, những triệu chứng có thể nhận biết như:

  • Sự xuất hiện của nhiều sắc tố đen;
  • Kích thước đốm đen ngày càng tăng;
  • Đường viên các đốm nâu không đều màu;
  • Màu sắc những vùng da gặp tình trạng này không đều với nhau;
  • Xuất huyết

Đôi khi, đốm nâu xuất hiện chỉ là hiện tượng bình thường khi cơ thể sản sinh sắc tố Melanin nhằm bảo vệ da khỏi tác hại từ tia UV gây hại.

Bên cạnh việc phòng tránh, chị em còn có thể khắc phục và làm mờ đốm nâu bằng cách sử dụng kem trị đốm nâu trên tay. Hoặc tìm kiếm các loại kem body dưỡng trắng da để khắc phục.

Mua ngay kem body nhung Be Nature – liệu pháp dưỡng da sạm nám, đốm nâu. Dưỡng chất thiên nhiên với kết cấu siêu mềm mịn, bao bọc và bảo vệ làn da suốt ngày dài!

Nên đọc thêm:

  • Liệu trình trị nám da tại nhà đơn giản
  • Rối loạn sắc tố melanin
  • Cách trị nám da mặt sau khi sinh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *