Da tay bị nám: Nguyên nhân và cách điều trị!
Da tay bị nám, tối màu và thô ráp khiến phái đẹp thiếu tự tin. Đừng lo, cùng chuyên gia Be Nature tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị nám da tay tại nhà; khôi phục vẻ đẹp mịn màng, trắng hồng và mềm mịn vốn có!
Nguyên nhân nám da tay
Nám da tay là sự xuất hiện của các đốm đen, nâu và tối màu trên tay. Tình trạng này cũng được biết đến như một bệnh lý về tăng sắc tố da do sự tăng sinh Melanin quá nhiều. Đây cũng là lời giải cho câu hỏi: Da tay bị sạm đen là bệnh gì?
Nám thường xuất hiện ở các vị trí như mu bàn tay, da cánh tay và ngón tay. Chúng khá phổ biến và thường bị nhầm lẫn với đồi mồi. Dưới đây là những nguyên nhân gây nám da tay:
Tác động từ tia UV
Tiếp xúc thường xuyên dưới ánh nắng mặt trời kích thích quá trình sản sinh Melanin – yếu tố hoạt động như một chiếc ô chống nắng và bảo vệ làn da. Khi da phải tiếp xúc nhiều với tia UV, melanin tăng cao và khiến da tay bị nám.
Sự thay đổi nội tiết tố
Làn da được ví như tấm gương phản chiếu các vấn đề về rối loạn nội tiết tố. Khi nồng độ Estrogen và Progesterone trong cơ thể không ổn định sẽ làm tăng quá trình sản sinh sắc tố da.
Đây cũng là lý do phụ nữ thường hay bị nám trong giai đoạn mang thai, sau sinh hay dùng thuốc tránh thai.
Tiếp xúc nhiều với hóa chất, chất tẩy rửa
Tiếp xúc trực tiếp với các hoạt chất tẩy rửa như: bột giặt, nước rửa chén, nước tẩy… trong một thời gian dài được xem là nguyên nhân khiến đôi tay thô ráp, tổn thương, gây viêm và mòn da, dễ hình thành nám, tàn nhang…
Di truyền
Các nghiên cứu cho thấy, nám da tay xuất hiện nhiều ở những gia đình có thành viên bị nám. Đặc biệt, nếu bạn là nữ và có mẹ bị nám, thì nguy cơ nám xuất hiện ở bạn cũng cao hơn người bình thường.
Điều này cũng chứng minh, nám da thường xuất hiện ở nữ nhiều hơn là nam giới với sự chênh lệch tỷ lệ là 6:1.
Lạm dụng mỹ phẩm
Kích ứng xảy ra khi sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da tay cũng là nguyên nhân gây nám. Theo đó, các sản phẩm có chứa Corticoid và nhiều thành phần có hại khác dễ gây tình trạng da khô sạm, teo da…
Làn da tổn thương khi tiếp xúc lâu ngày dưới ánh nắng mặt trời nhanh chóng bị bắt nắng, xuất hiện sạm nám.
3 Cách điều trị da tay bị nám đồi mồi
Mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nám da tay cũng phần nào làm giảm sự tự tin ở phái nữ. Do đó, nếu chẳng may ngón tay bị nám đen, mu bàn tay xuất hiện những vết tối màu… Vậy thì áp dụng 3 loại mặt nạ tự nhiên trị nám dưới đây:
1. Húng quế và chanh: giàu hoạt chất chống oxy hóa, vitamin E, Flavonoid… rau húng quế là loại nguyên liệu làm đẹp có công dụng bảo vệ da khỏi tác hại từ môi trường. Nhờ đó, làm mờ nám và nuôi dưỡng da tay mịn màng.
Chanh cũng chứa một lượng lớn vitamin C – hoạt chất chống oxy thiên nhiên dễ tìm nhất trong gia đình.
Thực hiện: sử dụng 50gr húng quế và ép lấy nước, chanh vắt lấy nước cốt. Trộn đều hai nguyên liệu để tạo thành hỗn hợp và thoa lên vùng da tay bị nám.
2. Mặt nạ nha đam: hàm lượng enzyme tự nhiên và vitamin cao trong nha đam là thành phần dưỡng ẩm và dưỡng trắng thần kỳ cho làn da.
Thực hiện: Chuẩn bị 2 nhánh nha đam, loại bỏ vỏ xanh và giữ lại phần thịt. Rửa sạch qua nước, thái nhỏ và tiếp tục ngâm trong nước muối pha loãng. Tiếp đến, xay nhuyễn và đắp trực tiếp lên da.
3. Tinh dầu bưởi: chứa nhiều thành phần có lợi như linalol, a – pinen, geraniol, pectin, men amylaza, naringin, hesperidin, vitamin A, C… có khả năng làm mờ đốm nâu và vết nám.
Thực hiện: Nhỏ từ 1-3 giọt tinh dầu bưởi lên vùng da bị nám. Kết hợp với việc massage để dưỡng chất thẩm thấu nhanh và sâu vào da.
Tóm lại
Nám da nói chung đều đến từ 5 nguyên nhân: tiếp xúc tia UV khiến melanin tăng cao, di truyền từ gia đình, tiếp xúc với hóa chất, lạm dụng mỹ phẩm và sự thay đổi nội tiết tố.
Để khắc phục và dưỡng đều màu da, chị em có thể ứng dụng mặt nạ tinh dầu bưởi, mặt nạ húng quế + chanh hay mặt nạ nha đam để điều trị.
Mong rằng bài viết sẽ mang đến nhiều kiến thức và kinh nghiệm bổ ích giúp chị em thuận lợi hơn trong hành trình làm đẹp của mình!
Bài viết liên quan:
- Thay đổi sắc tố da sau sinh
- Uống gì để hết nám da mặt
- 3 cách làm mặt nạ nhân sâm tươi trị nám